Tạp vụ vệ sinh bệnh viện – các nguyên tắc làm sạch bắt buộc – Cập nhật T11/2024

CÁC QUY TẮC VỆ SINH TẠP VỤ BỆNH VIỆN CƠ BẢN

Nguyên tắc đặt bảng: Đặt bảng ở đầu khu vực, cách 10 bước chân.

Khuyến Mãi Nhân Dịp Tháng Mười Một

✨ Giảm giá 34% tất cả các dịch vụ!

✨ Tặng một Voucher trị giá 100000 VNĐ

✨Tặng gói CHĂM SÓC CÂY XANH (hoặc tương đương) cho tất cả các đơn hàng!

0905751566

Lưu ý: Áp dụng cho đơn hàng có giá trị từ 3 triệu VNĐ

Nguyên tắc chia lối: Chia lau ½ phần đường, hành lang.

Nguyên tắc 1 chiều: Lau từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, lau theo đường zíc zắc, đường lau sau không đè lên đường lau trước, không để sót chỗ chưa lau, chỗ nào lau rồi, không lau lại, thay khăn khi kết thúc.

Làm ẩm với mọi quy trình vệ sinh, không quét khô.

Làm ẩm với mọi quy trình vệ sinh, không quét khô.(áp dụng đối với phòng mổ,phòng sanh,hồi sức…)

Các nguyên tắc trên giúp kiểm soát công việc một cách chặt chẽ, tránh đem vết bẩn từ nơi này đến nơi khác, thực hiện công việc một cách nhanh nhất.

Quy trình “hai xô 1 chiều”

Cho dung dịch hóa chất làm sạch pha đúng nồng độ vào xô thứ nhất (xô màu xanh, 2/3 xô).

Cho dung dịch khử khuẩn (hóa chất có giấy chứng nhận đạt chất lượng pha đúng nồng độ (xô màu đỏ, 2/3 xô).

Cho đầu lau sạch vào xô thứ nhất, vắt đủ độ ẩm cần thiết.

Lau theo quy trình từ khu vực sạch đến khu vực bẩn, từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài.

Khi lau được một khoảng quy định tháo đầu lau (tải) ra thay mới.

Cho đầu lau sạch vào xô thứ hai có hóa chất khử khuẩn, vắt đủ độ ẩm cần thiết.

Lau tiếp tục theo quy trình từ khu vực sạch đến khu vực bẩn, từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài.

Khi lau được một khoảng quy định tháo đầu lau ra và thay mới.

Lau tiếp tục theo quy trình cho đến khi hoàn tất khu vực cần lau.

Tỉ lệ sử dụng hóa chất.

Hóa chất lau sàn: 1/40 sử dụng làm sạch tất cả các bề mặt.

Hóa chất làm sạch kính: 1/3 sử dụng làm sạch kính, gương soi.

Hóa chất khử mùi: 1/1 tạo mùi hương.

Hóa chất làm sạch men xứ: 1/40 sử dụng làm sạch bể mặt làm men sứ bồn cầu, lavabo…

Hóa chất tẩy đa năng: sử dụng làm sạch tất cà các bề mặt (trừ kính), tỉ lệ tùy thuộc vào vị trí vết bẩn và bề mặt vết bấn. Thích hợp tẩy các đồ bằng nhựa, hạn chế sử dụng trên gỗ.

Hóa chất khử trùng: Tỉ lệ pha tối đa 1/400, sử dụng diệt khuẩn trên các bề mặt.

Tùy theo từng bề mặt sàn có thể cân đối lại tỉ lệ pha 

Các nhân viên phải sử dụng đúng loại hóa chất, đúng nồng độ quy định.

Nước và hóa chất sau khi làm sạch phải được thu dọn và tiêu hủy đúng chỗ, đúng quy định của bệnh viện

 Quy định màu sắc các dụng cụ vệ sinh, bao rác cho các khu vực vệ sinh

Công ty Vệ Sinh Công Nghiệp TỐT NHẤT Đà Nẵng

✨ TỐI ƯU CHI PHÍ ĐẾN CỰC HẠN

✨ TỐI ƯU CHI PHÍ HIỆU QUẢ

✨ TIẾT KIỆM CHI PHÍ, THỜI GIAN VỚI QUY TRÌNH LÀM VIỆC TỐI ƯU

✨ GÓI BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG 1.2 TỈ

Quy định về đầu lau (móp), khăn lau

 

Màu sắcKhu vực áp dụng
XanhKhu sạch: phòng khám bệnh, hành chính, giao ban, phòng nghỉ nhân viên, nhà kho… những nơi không có người bệnh nằm.
VàngKhu lưu bệnh: Phòng bệnh nhân
TrắngKhu vực vô trùng: phòng mổ, phòng sanh, hồi sức tích cực chống độc, phòng xét nghiệm, khu nhiễm. 
ĐỏPhòng vệ sinh, xử lý máu

 

Riêng đối với khu vực bênh nhân nhiễm HIV/AIDS: Dùng khăn màu vàng có đánh dấu hoặc ghi tên khoa/phòng, tải lau màu đỏ ở 2 đầu lau để phân biệt với khăn và tải lau ở khu vực nhiễm thường.

 

Khăn lau & đầu lau sàn sử dụng cho các khu vực có người nhiễm bệnh HIV sẽ được thu gom riêng và hủy ngay sau khi lau.

Khăn lau, tải lau chỉ được lau 1 lần, không xả tải lau, khăn lau để sử dụng lại tức thời, khăn lau vùng này không mang sang vùng khác

Tải lau, khăn lau dơ được vận chuyển về khu vực giặt tập trung, khăn lau tải lau được giặt sạch, phơi khô dưới nắng, không giặt phơi tại các khoa phòng, không để khăn, tải lau ẩm ướt tại các góc phòng

Khu vực có nguy cơ cao như: Cấp cứu, Hồi sức, Phòng mổ, Phòng bệnh nhân, khu Xét nghiệm, XQ cần sử dụng tải lau dùng 1 lần, được giặt riêng.

Khăn lau, tải lau phải được đựng trong thùng có nắp đậy riêng biệt theo màu sắc của khăn, tải để lưu giữ tải sạch tại các khoa phòng

Tùy theo từng loại thiết bị dụng cụ sẽ có tải lau khác nhau.

Quy định về xô chứa hóa chất

Chứa hoá chất khử trùng: Xô màu Đỏ.

Chứa hoá chất làm sạch/nước sạch: Xô màu Xanh.

Riêng xô dùng cho khu vực bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS phải đánh dấu và ghi tên khoa phòng để dễ phân biệt.

Nếu có phát sinh Công ty SONGANHHYG sẽ quy định cụ thể và thực hiện nghiêm chỉnh tuyệt đối không gây nhầm lẫn.

Quy định về bao chứa rác, thùng rác

Về bao rác

Theo đúng quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y Tế.

Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, có biểu tượng nguy hại sinh học.

Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ, chất thải gây độc tế bào, có biểu tượng chất thải gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT THẢI GÂY ĐỘC TẾ BÀO”, hoặc “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”

Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ

Mầu trắng đựng chất thải tái chế

Bao nylon phải ghi tên khoa phát sinh chất thải

Chất thải giải phẫu đựng trong 2 lớp bao màu vàng và ghi nhãn “ chất thải giải phẫu”

Túi đựng chất thải dày tối thiểu 0,1 mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3. 

Túi màu vàng và đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP không dùng nhựa PVC

Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

Về thùng rác (thùng đựng chất thải)

Thùng rác được làm bằng nhữa có tỷ trọng cao, thành dày và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên đều có bánh xe đẩy.

Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.

Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.

Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.

Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.

Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức ¾ thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

Thùng chứa chất thải phải được vệ sinh mỗi ngày và khi cần.

Quy định màu găng tay

Găng tay đỏ: Sử dụng cho khu vực dơ, dùng khi xử lý máu, dịch tiết, vận chuyển rác

Găng tay xanh: Sử dụng cho khu vực kém sạch 

Găng tay trắng: Sử dụng cho khu vực sạch.

Quy định về thu gom và vận chuyển rác

Phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng đúng theo quy định và được vận chuyển bằng xe có nắp đậy ngày 3 lần vào lúc: 06h:15 sáng, 12h:15 trưa và 17h:00 chiều và khi phát sinh tới nơi tập trung rác thải của bệnh viện quy định.

Túi chất thải phải buộc kín miệng, có tên khoa phòng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

Các chất thải y tế nguy hại không được đễ lẫn trong chát thải sinh hoạt, Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại

Thùng đựng chất thải phải được thay túi nylon 02 lần/ngày và khi đầy, thùng đựng chất thải phải được vệ sinh hàng ngày và khi cần xe và thùng đựng chất thải phải được khử khuẩn và cọ rửa ngay sau khi vận chuyển xong

Tổng vệ sinh toàn khu vực, nhà chứa rác, đảm bảo không gây hôi trong khu vực xử lý.

QUY TRÌNH LÀM SẠCH CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

Vệ sinh hằng ngày

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất làm sạch và mang bảo hộ theo quy định đầy đủ

Phòng hành chính, phòng trực

Thu gom rác

Lau bàn ghế và các vật dụng trong phòng

Lau sàn bằng đầu lau màu xanh và hóa chất khử trùng

Thay đầu lau, lau lại bằng nước sạch và lau khô sàn

Làm sạch toilet

Phòng khám, phòng chụp X-quang

Thu gom rác

Lau sàn bằng tải lau và hóa chất khử trùng

Thay tải sạch, lau khô sàn

Sát trùng khi dơ, có dịch tiết

Các phòng súc ruột

Làm sạch ngay sau khi có bệnh nhân súc ruột

Thu gom rác

Lau sàn bằng tải lau và hóa chất khử trùng

Thay tải sạch, lau khô sàn

Vệ sinh toilet, giữ sạch sàn khô và không có mùi hôi.

Vệ sinh tổng thể

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất làm sạch và mang bảo hộ theo quy định đầy đủ

Làm sạch trần, quạt, thông gió, đèn

Tổng vệ sinh giường, tủ bệnh nhân

Vệ sinh kính cửa đi, cửa sổ

Làm sạch sàn, hành lang bằng máy và hóa chất chuyên dụng

Làm sạch cầu thang

Tổng vệ sinh toilet

QUY TRÌNH LÀM SẠCH CÁC KHOA LÂM SÀNG

Vệ sinh hàng ngày: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất làm sạch và mang bảo hộ theo quy định đầy đủ

 

Phòng hành chính, phòng trực: 

Thu gom rác

Lau bàn ghế và các vật dụng trong phòng

Lau sàn bằng đầu lau màu xanh và hóa chất khử trùng

Thay đầu lau, lau lại bằng nước sạch và lau khô sàn

Làm sạch toilet

Phòng bệnh nặng:

Làm sạch tường, cửa sổ, cửa đi

Thu gom rác

Lau sàn bằng tải lau màu đỏ và hóa chất khử trùng

Thay tải lau sạch, lau khô sàn

Sát trùng khi dơ, có dịch tiết

Các phòng bệnh:

Làm sạch tường, cửa sổ, cửa đi

Lau sạch tủ đầu giường và khi bệnh nhân xuất viện

Thu gom rác

Lau sang bằng tải lau và hóa chất khử khuẩn

Thay tải sạch, lau khô sàn

Vệ sinh toilet, giữ sàn sạch, khô và không có mùi hôi

 

Vệ sinh tổng thể:

Làm sạch trần, quạt, thông gió, đèn

Tổng vệ sinh giường, tủ bệnh nhân

Vệ sinh kính cửa đi, cửa sổ

Làm sạch sàn, hành lang bằng máy và hóa chất chuyên dụng

Làm sạch cầu thang

Tổng vệ sinh toilet.

QUY TRÌNH LÀM SẠCH KHOA CẤP CỨU

Vệ sinh hằng ngày:

Phòng hành chính, phòng trực

Lau bàn ghế, các vật dụng trong phòng, thu gom rác

Lau sàn bằng tải màu xanh với hóa chất khử khuẩn

Thay tải, lau lại bằng nước sạch sau đó lau khô sàn

Làm sạch toilet

Phòng tiểu phẫu, súc ruột

Tổng vệ sinh các dụng cụ đầu ngày

Vệ sinh sau mỗi ca mổ: vệ sinh theo trình tự: phân loại, thu gom rác, khử khuẩn bàn mổ, đèn, bàn dụng cụ, máy móc, lau khô lại bằng khăn sạch. Lau sạch sàn bằng dung dịch khử khuẩn

Tổng vệ sinh hàng ngày với dung dịch khử khuẩn

Phòng nhận bệnh

Vệ sinh nội thất và cửa

Lau sàn bằng tải và dung dịch khử khuẩn

Vệ sinh toilet, thường xuyên giữ sàn khô và không có mùi hôi.

Vệ sinh tổng thể:

Làm sạch trần, quạt thông gió, đèn

Tổng vệ sinh giương, tủ bệnh nhân

Vệ sinh kính cửa đi, cửa sổ

Làm sạch sàn, hành lang bằng máy và hóa chất chuyên dụng

Làm sạch cầu thang

Tổng vệ sinh toilet.

QUY TRÌNH LÀM SẠCH KHOA PHẪU THUẬT GÂY MÊ HỒI SỨC

Vệ sinh hàng ngày:

Phòng hành chính, phòng trực, hành lang

Dùng khăn trắng lau bàn ghế, tường và các vật dụng trong phòng

Quét ướt, thu gom rác

Lau sàn bằng tải lau màu trắng với hóa chất khử khuẩn

Lau khô lại bằng tải sạch

Làm sạch toilet

Phòng hồi tỉnh

Thu gom rác 

Vệ sinh sạch tường, giường, tủ…1 lần/ngày và khi thấy bẩn

Lau sàn bằng tải lau với hóa chất khử khuẩn

Làm sạch toilet

Các phòng mổ:

 

Trước ca mổ trong ngày: lau sạch tất cả các dụng cụ bàn mổ, xe và các máy móc thiết bị

Sau ca mổ:

 

Thu gom dụng cụ, áo mổ, khăn trải cho vào túi riêng để xử lý

Xử lý bề mặt máu: Xịt dung dịch khử khuẩn (Presept, Sunfanios) lên bề mặt vết máu, dùng găng tay thấm khăn lau vào dung dịch và lau sạch vết máu thu gom vào trong. Khăn chỉ sử dụng một lần

Đổ các bình hút, thùng rác

Lau bàn mổ bằng dung dịch khử khuẩn

Lau sàn bằng dung dịch khử khuẩn 

Sắp xếp ngăn nắp dụng cụ đúng theo quy định

Mỗi ngày khử khuẩn bằng máy phun khử khuẩn

Vệ sinh tổng thể:

 

Phòng mổ:

Tổng vệ sinh phòng mổ: làm sạch trần, tường, máy lạnh, đèn cửa, khung cửa nhôm, kính

Làm sạch sàn bằng máy và hóa chất khử

Khoa phòng, hành lang:

Làm sạch trần 

Làm sạch tường, máy lạnh, đèn cửa, khung cửa nhôm, kính, quạt thông gió

Làm sạch sàn bằng máy và hóa chất khử khuẩn

 

Những yêu cầu bắt buộc:

Dụng cụ sử dụng riêng cho từng khu vực, có dụng riêng cho khu vực phòng mổ.

Hạn chế ra vào khu vực phòng mổ. Không mặc đồng phục xanh + mang dép phòng mổ ra khỏi khu vực phòng mổ

Không dùng chổi quét trong phòng mổ.

Nhân viên ra vào phòng mổ cần thực hiện đúng nội quy phòng mổ.

QUY TRÌNH LÀM VỆ SINH PHÒNG LƯU BỆNH

Vệ sinh sàn nhà

Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất đầy đủ theo quy định 

Mang bảo hộ theo quy định. 

Thu dọn nơi cần làm vệ sinh 

Thu gom rác, quét ẩm

Lau sạch từng vùng riêng biệt 

Dùng tải sạch đúng tiêu chuẩn 

Tốt nhất nên dùng tải lau chuyên biệt, mỗi lần chỉ lau trong diện tích 30-40  m2 hay thay ngay khi dơ, sau đó thay ngay tải lau mới, tải lau đã lau bỏ tập trung vào bao để đem giặt tập trung để sử dụng lại sau. 

Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô lại bằng tải lau sạch. 

Khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao hơn 

Lau mặt sàn theo từng vùng riêng biệt cho tới khi sạch. 

Thu dọn dụng cụ để nơi qui định. 

Lau sàn nhà, đánh cọ bồn rửa 2 lần / ngày và khi cần 

Vệ sinh bề mặt các thiết bị , phương tiện 1 lần / ngày và khi cần.

Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh sạch sẽ. 

Chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng. 

Vệ sinh từ trên xuống dưới. 

 

Lau cửa kính, cửa chớp, cửa ra vào, đèn quạt, quét mạng nhện, cọ chân tường 1 lần / 1 tuần và khi cần

Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm

Thu gom vải trải giường, áo gối…yêu cầu nhân thân người bệnh thu gom vật dụng cá nhân trên giường, bàn ghế…, sắp xếp gọn gàng mặt bằng cần làm vệ sinh

Tẩm khăn lau với dung dịch khử khuẩn, gấp làm 4 lau từ trên cao xuống thấp, lau theo hình zic zắc không bỏ sót, đổi mặt khăn khi thấy dơ 

Dùng khăn sạch lau khô lại và sắp xếp lại đồ đạc theo hiện trạng ban đầu.

Sau khi vệ sinh xong một vật dụng cần phải đổi khăn.

Khu vực lây nhiễm dùng dung dịch khử khuẩn với nồng độ cao 

Lau các bề mặt nệm giường, có thể phơi nệm và ruột gối dưới nắng trong 1 giờ sau khi bệnh nhân ra viện.

Khử khuẩn ngay giường bệnh khi có người bệnh tử vong và giữa 2 bệnh nhân.

Những yêu cầu bắt buộc:

Không làm vệ sinh tại buồng bệnh khi có nhân viên y tế đang thực hiện kỹ thuật thăm khám, chăm sóc và điều trị

Cần làm vệ sinh ngay những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, khi có vương vãi máu hoặc các chất tiết, dich cơ thể của người bệnh).

 

QUY TRÌNH VỆ SINH TOILET

Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hóa chất

Dùng vòi xịt hoặc gáo tạt ướt toàn bộ toilet

Phun hóa chất lên bồn cầu, bồn tiều, tường, sàn để khoảng 2 đến 3 phút cho hóa chất đánh bật các vết bẩn và sát khuẩn

Chả rửa theo nguyên tắc từ trên cao xuống thấp: Chà bờ tường, lavabo, gương soi, bồn tiểu, bong cầu, sàn và sau đó dội nước sạch

Vệ sinh sạch dụng cụ, sắp xếp dụng cụ gọn gàng và chuyển ra ngoài để đúng nơi quy định

Dùng khăn tẩm xà phòng lau cửa ra vào, lau lại bằng nước sach sau đó lau khô

Kiểm tra xịt nước lại cho sàn sạch và lau khô lại bằng tải sạch.

QUY TRÌNH XỬ LÝ MÁU VÀ DỊCH TIẾT

Mang khẩu trang, găng tay theo quy định 

Pha dung dịch khử khuẩn chứa sodium nồng độ 1%

Dùng hóa chất khử trùng đã pha xịt lên trên và xung quanh nơi có vết máu và dịch tiết để ít nhất trong 10 phút.

Lấy khăn lau gom lại và lấy đi hết các vết bẩn này.

Cho máu và dịch tiết vào bao chứa rác y tế màu vàng.

Dùng khăn lau làm sạch các vết máu và dịch tiết bằng dung dịch hóa chất khử trùng 

Sau đó, lau lại nơi có vết máu và dịch tiết bằng hóa chất làm sạch.

Lau lại lần sau cùng nơi có vết máu và dịch tiết bằng hóa chất làm sạch.

Thu dọn dụng cụ vệ sinh

Rửa tay ngay sau khi tháo găng vệ sinh

QUY TRÌNH VỆ SINH DỤNG CỤ VỆ SINH

Đối với các dụng cụ: sau khi làm vệ sinh phải được xử lý, làm sạch ngay. Lau sạch tất cả

các dụng cụ bằng hóa chất diệt khuẩn như Presept, Surfanios,…

Đối với giẻ/tải lau/móp: sau khi giặt sạch bằng nước thường, ngâm trong hóa chất Javel, hóa chất trung tính, dung dịch khử khuẩn,..

Sau đó, lau hoặc phơi khô trước khi tái sử dụng.

Các dung dịch tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng phải được đổ bỏ vì nguy cơ dung dịch đó đã bị nhiễm bẩn và có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển sau đó lây nhiễm vào dụng cụ.

QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC VÀ QUY TẮC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Nhân viên mặc đồng phục của công ty cung cấp tạp vụ bệnh viện SONGANHHYG, đồng phục áo sơ mi ngắn tay, màu xanh sọc có in logo của công ty SONGANHHYG. Nhân viên mang khẩu trang y tế, đội nón quấn tóc, đeo thẻ nhân viên có ảnh và số CMND. 

Phòng mổ và các phòng đặc biệt. Nhân viên mặc áo Blue xanh có in logo của công ty SONGANHHYG. Nhân viên mang khẩu trang y tế, găng tay và mang nón quấn tóc.

Các nhân viên phục vụ công tác vệ sinh phải có giấy chứng nhận đã được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn 

Các nhân viên phải đảm bảo thường xuyên có mặt tại các khu vực được giao để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

Kết thúc tất cả các công việc vệ sinh trước khi các cán bộ y tế bắt tay vào làm chuyên môn để không ảnh hưởng đến công việc của bệnh viện.

Sau mỗi ca làm việc đều có giao ban để bàn giao những công việc đã hoặc chưa hoàn thành các vấn đề mới phát sinh.

Sau mỗi ca, quần áo đồng phục của các nhân viên phải được ngâm diệt khuẩn bằng dung dịch diệt khuẩn như cloramin B hoặc javel.

 

5/5 - (3864 bình chọn)