SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG TẨY BẨN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
✨ Giảm giá 32% tất cả các dịch vụ!
✨ Tặng một Voucher trị giá 100000 VNĐ
✨Tặng một CHAI HOÁ CHẤT TẨY BẨN (hoặc tương đương) miễn phí kèm theo cho tất cả các đơn hàng!
0905751566Lưu ý: Áp dụng cho đơn hàng có giá trị từ 3 triệu VNĐ
Sai lầm của người làm vệ sinh công nghiệp chưa có kinh nghiệm đa số là chưa phân biệt rõ các loại hóa chất giữa vệ sinh làm sạch và tẩy vết bẩn.
Vệ sinh : là công việc lau chùi hàng ngày với những vết bẩn thông thường, vết bẩn nhẹ, vết bẩn mới. Đa phần các vết bẩn này chỉ cần các hoá chất thông thường (thông dụng) là lau chùi sẽ sạch ngay
Tẩy vết bẩn : là các vết bẩn nặng, cứng đầu mà các chất vệ sinh thông thường không tẩy sạch ra được, gọi nôm na là Tẩy điểm.
Cũng vì vậy mà hoá chất dùng để tẩy sẽ rất mạnh nên dễ gây hư hỏng cho bề mặt. Những vết bẩn này không nhiều nhưng nếu không xử lý sẽ mất thẩm mỹ hoặc không nghiệm thu được. các vết bẩn nặng, cứng và khó thường là : vết xi măng bê tông, rỉ sắt, sơn PU, dầu cháy, vết bẩn cứng, đen, vết sơn tường lâu ngày, vết oxy hoá trên kim loại (đen, xám), ố trắng kính … Các tài liệu khi ghi công dụng đều na ná nhau : là chất tẩy vệ sinh tuyệt vời, hữu hiệu … nhưng đa phần chỉ là vệ sinh đơn thuần, sẽ không tẩy được các vết bẩn cứng, sâu, đậm (trừ sản phẩm chuyên dụng).
Nói nôm na như trong giặt quần áo thì Xà phòng chỉ là chất vệ sinh, javen mới là chất tẩy điểm (tẩy được các vết bẩn mà xà phòng giặt không ra). Thường thì các chất tẩy có nồng độ mạnh và cao gấp nhiều lần chất vệ sinh. Bài viết này chỉ đề cập đến những lưu ý trong việc sử dụng hóa chất tẩy bẩn nặng.Vì vậy khi tẩy các vết bẩn khó phải chú ý 2 nguyên tắc sử dụng hóa chất như sau :
✨ CHỈNH CHU NGAY TỪ ĐẦU
✨ TỐT HƠN MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG
✨ BIẾT NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC
✨ NHÂN VIÊN CÓ CHỨNG CHỈ LÀM VIỆC TRÊN CAO
Vật liệu bề mặt cần tẩy
Tìm hiểu bề mặt là chất liệu gì ? Dễ bị ăn mòn hay không ? Vật liệu dễ bị ăn mòn như : nhôm, đồng, vải, gạch hoa, đá Marble, nhựa, da và giả gia, gỗ, kính, tôn hoặc thiếc … thì phải tìm các chất tẩy không gây ăn mòn vật liệu bề mặt. Chia bề mặt vật liệu thành các nhóm theo mức độ nguy hiểm (dễ bị hư hỏng bề mặt) tăng dầnnhư sau :
- Nhóm 1 : bề mặt cứng như : Bê tông, gạch men, đá Ganito, sắt. Inox …
- Nhóm 2 : Nhựa, kính, đá Granit (tự nhiên), đá Mabler …
- Nhóm 3 : Bề mặt là gỗ, da và giả da, tường sơn vôi, tôn, thiếc, đồng, nhôm và nhôm hợp kim, vải.
- Nhóm 4 : Nguy hiểm nhất : Đá nhuộm (bột đá xay ra ép thành gạch rồi nhuộm màu lên, thường thì hay có màu xanh đen, xanh thẫm, đen …), đá Tây ban nha (đá này chỉ cần để 1 ly nước đá lạnh lên vài phút, cất ly đi thì vết đáy ly vẫn in trên mặt đá không làm sạch được), inox kính (thường trong thang máy hay có để thay thế gương soi). Riêng nhóm này không chịu được axit nhất là axít vô cơ. Vệ sinh nhóm này dù là nước lau nhà cũng phải trung tính với độ pH = 7 trở lên
Bản chất vết bẩn
Chia làm nhiều nhóm (mục đích dùng hóa chất thích hợp theo nhóm). Ví dụ như:
Nhóm 1 : Các vết bẩn thông thường do bụi bẩn.
Nhóm này đa số chỉ cần dung chất tẩy có tính axít (vd như :Hcl axít clo) pha loãng theo tỷ lệ 1:5 > 1:10 là đã ra. Hoặc dùng chất tẩy bẩn chuyên dụng của các nhà SX (nhưng sẽ đẩy giá thành lên cao)
Nhóm 2 : Vết bẩn cứng : xi măng, bê tông, rỉ sét, vết Oxy hóa trên kim loại
Dùng chất tẩy xi măng bê tông để tẩy. Dùng Hcl đậm đặc cũng ra nhưng không triệt để vì không có hoạt chất làm tan rã chất kết dính trong xi măng và lại rất dễ làm hư hỏng, nhanh bạc màu bề mặt. Cách nhận biết vẫn còn lớp xi măng mỏng là khi quét hoá chất có tính axit lên thì vẫn thấy sủi bọt hoặc sau khi nền khô sẽ nổi trắng loang lổ (vết sơn tường, sơn vôi cũng nổi trắng).
Các vết rỉ sắt, oxy hóa bề mặt kim loại phải được dùng các SP chuyên dụng để loại bỏ, đưa các hóa chất có tính axit vào thì càng làm tăng mức độ rỉ sét, oxy hóa bề mặt.
Nhóm 3 : vết sơn phủ (sơn cửa sắt), vẹc ni, sơn tường, mực bút bi, mực bút sạ màu và các loại keo dán Nhóm này dùng các SP axit không ra, chỉ nên tìm những SP có tính chất gây nhiệt nóng mới ra như : Dung môi, xăng thơm, dầu lửa, tinh dầu, cồn … ( Nhưng phải lưu ý bề mặt có chịu nhiệt được hay không như : da…). Nếu là sơn sắt thì phải dùng SP tẩy sơn.
Nếu vết bẩn của nhóm này (trừ sơn sắt) thì dùng xăng thơm loại nguyên chất sẽ ra (sơn vôi dùng miếng bùi nhùi chấm nước chùi cũng ra). Nhưng trường hợp vết bẩn đã quá lâu (trừ các vết keo) thì đã chuyển biến thành Polyme, lúc này phải dùng chất tẩy sơn như : APco hoặc ATM.
Lưu ý : Các loại keo dùng SP gây mềm keo, SP này đa số mang tính chất dung môi (cũng là để chế ra xăng thơm). Nhưng nó gây nhiệt nên tránh dùng trên da (hoặc bề mặt không chịu được nhiệt) vì dễ gây hư hỏng bề mặt (bỏng rộp)
Nhóm 4 : Dầu nhớt hoặc dầu mỡ động thực vật, dầu cháy (cácbon)
Nếu là dầu nhớt bẩn thông thường thì dùng SP tẩy dầu
Nếu là dầu mỡ động thực vật, dầu động thực vật cháy (lò nướng, thiết bị nướng), dầu nhớt cháy (các thiết bị máy móc có tiếp xúc nhiệt) thì phải xác định đúng bản chất để đưa SP thích hợp, vì nếu đưa vào không đúng thì sẽ không ra, đây là vấn đề rất quan trọng trong dịch vụ vệ sinh ống khói bếp.
Nhóm 5 : Rỉ sắt, vết oxy hoá.
Vết oxy hoá sẽ gây các đốm đen và xám loang lổ làm bề mặt kim loại không sáng bóng.
Nếu vết dính rỉ sét dính trên vải thì phải đưa SP tẩy rỉ sét trên vải mới ra
Nhưng nếu vết rỉ sét trên bề mặt kim loại như sắt, nhôm, inox thì dùng loại tẩy rỉ sắt kim loại. (Hcl cũng tẩy rỉ tốt những sẽ gây rỉ nặng lại nếu không trung hòa axit tốt).
Nếu là vết oxy hoá (gây đốm đen, xám) như trên bề mặt : nhôm, nhôm hợp kim (duyra), inox thì dùng chất tẩy oxy hoá, khi tẩy dùng khăn trắng lau lên vết bẩn sẽ thấy ra màu đen, thoa lên vết bẩn tẩy chà sạch cho đến khi lau bằng khăn trắng thấy không ra màu đen là được
Nhóm 6 : hỗn hợp giữa 2 nhóm hoặc 3 nhóm …
Gặp trường hợp này thì xử dụng theo phân loại nhóm
Những ưu điểm trong sử dụng hóa chất :
+ Các hoá chất vệ sinh công nghiệp đa số đều có thể pha loãng theo tỷ lệ công bố, tuỳ vào độ nặng của vết bẩn để pha ra tỷ lệ dùng thích hợp (lợi hoá chất) hoặc để nguyên chất nếu vết bẩn nặng
+ Các chất vệ sinh dân dụng dụng (hay bán ở siêu thị, chợ) là dùng nguyên chất (đã pha loãng nên không xử lý vết bẩn nặng được).
+ Vì vậy ưu điểm của chất vệ sinh công nghiệp là tuỳ vào mức độ của vết bẩn mà dùng nguyên chất hay pha theo các tỷ lệ khác nhau để xử lý vết bẩn, pha với nước theo tỷ lệ rồi chia lại giá theo tỷ lệ đã pha thì giá thành trên 1 lít rất thấp.
+ Khi vệ sinh công nghiệp nền sàn thì nên dùng theo tỷ lệ thông thường để vệ sinh toàn bộ bề mặt, sau đó quan sát những chỗ chưa sạch còn sót lại thì pha theo nồng độ đậm hơn để vệ sinh lại hoặc tuỳ vào vết bẩn là gì để quyết định dùng chất tẩy đặc dụng để tẩy sạch chỗ bẩn đó, điều này sẽ tiết kiệm hoá chất.
Lưu ý trong công việc tẩy bẩn
+ Khi đi khảo sát nên cầm theo một ít mẫu của các nhóm, chỗ nào thấy các vết bẩn nặng nên dùng loại thích hợp để tẩy thử xem ra không cho đến khi đúng sản phẩm thích hợp. Tránh trường hợp có vết bẩn tẩy đặc biệt không ra mà không thông báo trước cho khách hàng.
+ Mỗi khi tẩy một vết bẩn cần test thử trước một vệt nhỏ (trong góc, chỗ ít nhìn thấy) mục đích tìm sản phẩm thích hợp, xem sản phẩm có ảnh hưởng làm hư hỏng bề mặt hay không, xem liều lượng pha bao nhiêu là tẩy tốt mà tiết kiệm.
+ Các chất tẩy đa phần đều nặng nên sản phẩm nào cũng khuyến cáo làm ướt bề mặt trước khi tẩy (mục đích là làm no nước để hạn chế bề mặt hút và ngậm hóa chất thấm xuống), rửa sạch lại bằng nước vài lần, trường hợp không rửa nước được thì phải làm sạch bằng khăn nhúng nước lau và vắt sạch nhiều lần cho hết hoá chất dính bám có thể làm hư hỏng bề mặt hoặc vết hoá chất sẽ gây mất thẩm mỹ.
+ Chỉ đa số các sản phẩm chỉ tẩy được các vết bẩn bám trên bề mặt, các vết đã thấm sâu xuống dưới bề mặt không tẩy được trừ một số trường hợp tẩy được bằng các sản phẩm chuyên dụng (hoặc thấm hút) nhưng giá thành đắt.
Như vậy khi sử dụng hóa chất tẩy bẩn chỉ cần nắm rõ 3 yếu tố : Bản chất của chất bẩn, vật liệu cần tẩy, nhóm vết bẩn để lựa chọn hóa chất và phương pháp tẩy rửa là cơ bản đã xử lý được ngay đỡ mất công mày mò.
Nguồn :FB Ong Gia Vui