Phân biệt các loại chất bẩn, vai trò của hóa chất trong vệ sinh văn phòng – Cập nhật T4/2024

Để giúp nhân viên vệ sinh văn phòng, nhân viên tạp vụ nắm rỏ các biện pháp vệ sinh làm sạch cần thiết và hiệu quả, dịch vụ vệ sinh văn phòng SONGANHHYG biên soạn bài viết này này nhằm giúp nhân viên hiểu rỏ về các loại chất bẩn và các biện pháp vệ sinh hiệu quả cho từng loại chất bẩn.
Sau khi xem xong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về:

  • Các loại chất bẩn khác nhau thường gặp trong các văn phòng và tòa nhà thương mại.
  • Vai trò của hóa chất tẩy rửa trong vệ sinh làm sạch và loại bỏ chất bẩn. Các biện pháp làm sạch bụi đất và vết ố.
  • Cách sử dụng khăn lau và cây lau nhà sợi tổng hợp Microfiber

Dịch vụ tạp vụ văn phòng
Các loại bụi đất rác thải thường thấy

Các loại bụi đất, rác thải thường thấy trong các tòa nhà thương mại có thể được chia thành hai loại:

  • Bụi đất/rác thải có liên kết lỏng lẻo, thường được làm sạch bình thường bằng cách sử dụng các quy trình vệ sinh khô như hút bụi, quét bụi, lau bụi. Các bụi đất có liên kết lỏng lẻo bao gồm:
    • Rác lộn xộn (giấy vụn, giấy loại, lá cây…)
    • Bụi (các hạt bụi rất nhỏ có thể bay trong không khí hoặc lơ lững trong không khí).
    • Chất bẩn ( các mảnh lớn của chất bẩn, như dấu đất cát dưới chân giày của mọi người khi họ bước vào văn phòng).
  • Bụi ngầm, thường bám dính trên một bề mặt bởi một màng dầu mỡ và chất béo. Loại chất bẩn này thường phải sử dụng biện pháp vệ sinh ướt với hóa chất tẩy rửa để làm sạch các vết bẩn bám dính trên bề mặt.
    Phân loại bụi ngầm này bao gồm:

    • Vết bẩn (bám trên sàn hoặc đồ nội thất văn phòng như vết café, nước hoa quả hoặc thức ăn).
    • Vết mồ hôi ( bám trên sàn bởi dấu chân)
    • Vết trầy xước (sẽ khá khó khăn để làm sạch)
    • Vết loang (dấu vết trên sàn hoặc đồ nội thất khi các chất lỏng bị đổ loang ra)

Vai trò của hóa chất tẩy rửa trong vệ sinh văn phòng

Các hóa chất tẩy rửa chứa nhiều chất phụ gia để bẻ gãy các màng liên kết dầu mỡ, hổ trợ loại bỏ chúng ra khỏi các bề mặt. Về mặt lý thuyết, vệ sinh các bề mặt với các sản phẩm vệ sinh sẽ được chia thành bốn giai đoạn đồng thời để loại bỏ dầu mỡ như sau:

  • Nhiệt độ.
  • Sự cọ xát.
  • Các phản ứng hóa học với chất tẩy rửa.
  • Thời gian để các phản ứng với chất tẩy rửa xảy ra hoàn toàn

Việc rửa chén bát trong nhà bếp cũng là một ví dụ đơn giản cho bốn quá trình làm sạch này tại cùng một thời điểm:

  • Chúng ta hòa nước rửa chén vào trong nước nóng hoặc nước ấm (nhiệt độ).
  • Chúng ta sử dụng miếng bọt biển để lau chùi chén bát (hoạt động).
  • Chúng ta ngâm các vết bẩn trong vài phút trước khi chùi chén bát (thời gian).
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng sẽ hổ trợ phân hủy dầu mỡ. Khi rửa chén bát chúng ta đều biết rằng sử dụng nước nóng và nước rửa chén sẽ làm sạch hiệu quả hơn.
  • Cọ xát: Cọ xát hoặc chùi rửa sẽ làm cho các vết bẩn bị tách rời ra khỏi bề mặt nhanh chóng. Cọ xát là một quy trình hay dùng nhất trong vệ sinh làm sạch. Chúng ta sử dụng cọ xát để tách bụi, hút bụi, làm sạch nhà tắm, lau chùi toilet, lau sàn và gần như tất cả các công việc làm sạch.

Hóa chất tẩy rửa: Hóa chất vệ sinh thường được sử dụng để trung hòa các vết bẩn, các hóa chất tẩy rửa trong vệ sinh văn phòng thường được sử dụng nhiều nhất trong phòng toilet.
Trong phòng toilet, chúng ta sử dụng dung dịch vệ sinh bồn cầu, dung dịch lau sàn và các hóa chất phun xịt để khử mùi và diệt khuẩn.
Trong các khu vực hành chính văn phòng, chúng ta có thể sử dụng các loại bình xịt để xịt hóa chất tẩy rửa nhằm loại bỏ các vết bẩn nếu cần thiết, nước lau kính để loại bỏ các vết bám trên kính, dung dịch lau sàn khi làm sạch sàn và hóa chất tẩy ố trên thảm sàn.

Thời gian: Các hóa chất cần có thời gian để tác dụng hoàn toàn, ví dụ như khi chúng ta xịt hóa chất tẩy bồn cầu, thì cần phải chờ 5-10 phút trước khi tiến hành cọ xát nhằm mục đich các chất bẩn bị tẩy ra hoàn toàn khỏi bệ ngồi.

Các công ty cung cấp tạp vụ văn phòng nên có định hướng chuyển sang sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường, các hóa chất tẩy rửa không để lại các tồn dư độc hại cho con người, tốt nhất là được chiết xuất từ các cây cỏ trong thiên nhiên như từ cây bồ kết, cây bồ hóng, tinh dầu sả, tinh dầu quế… Sử dụng các biện pháp vệ sinh xanh, sẽ tăng thêm thiện cảm và uy tín trong mắt khách hàng.

Làm sạch với khăn sợi Microfibre

Khăn sợi Mircofibre là gì?

Microfibre là các sợi tổng hợp rất mảnh (mỏng hơn 100 lần so với sợi tóc). Các loại vải dệt bằng sợi Microfibre thường được tạo thành từ 2 loại sợi tổng hợp khác nhau. Một loại sợi gốc dầu (polyester) và một loại khác là sợi gốc nước (Nylon).

Các loại cây lau nhà cũ sẽ mang hoặc đẩy bụi và đất từ nơi này sang nơi khác, nhưng cây lau nhà sợi microfiber giữ các bụi đất này lại trong các sợi xơ, cho khi chúng được giặt trong nước.

Vải sợi microfibre có thể chứa được lượng nước gấp 8 lần trọng lượng bản thân chúng.

Vải sợi microfibre rất bền, chúng có thể được giặt tới hơn 300 lần và vẫn duy trì được tính hiệu quả.

Đa số bụi đất đều được làm sạch dễ dàng với khăn lau sợi microfiber, để lại một bề mặt sàn sạch sẽ, không vết bẩn.

Lau sàn nhà với các dụng cụ có sợi microfiber như cây lau nhà, giẻ lau

Sử dụng cây lau nhà bằng sợi microfiber có thể giảm thời gian lau sàn tới hơn 30% khi so sánh với các cây lau nhà sợi cotton truyền thống. Một vài ưu điểm của cây lau nhà bằng sợi microfibre bao gồm:

  • Phạm vi bao quát lớn hơn khi lau bằng cây lau nhà microfiber.
  • Nhẹ hơn và dễ dàng sử dụng hơn so với khi sử dụng các cây lau nhà truyền thống.

Bài viết có thể bạn quan tâm

4.7/5 - (98 bình chọn)