Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về vai trò của vi trùng là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, vai trò của vệ sinh làm sạch trong việc kiểm soát vi trùng, cách rửa tay, hiểu biết về các hóa chất tẩy rửa phòng toilet và bảng mã màu. Sau đó chúng ta sẽ xem thực tế cách nhân viên vệ sinh văn phòng làm sạch một phòng về sinh như thế nào. Cuối cùng chúng ta xem xét các khu vực trọng yếu, là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối trong phòng vệ sinh.
✨ Giảm giá 23% tất cả các dịch vụ!
✨ Tặng một Voucher trị giá 200000 VNĐ
✨Tặng gói LAU KÍNH (hoặc tương đương) cho tất cả các đơn hàng!
0905751566Lưu ý: Áp dụng cho đơn hàng có giá trị từ 1 triệu VNĐ
Giới thiệu về vi trùng
Vi trùng là từ dùng được chỉ các sinh vật siêu bé và quá nhỏ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Vi trùng bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút là các loại điển hình của vi trùng.
Vi trùng có mặt khắp mọi nơi, số lương vi trùng có trên bàn tay người còn nhiều hơn cả tổng dân số của trái đất. Vi trùng có mặt trong không khí mà chúng ta hít thở, trên mặt đất mà chúng ta bước đi, trong thực phẩm mà chúng ta ăn uống, và trong cả con người chúng ta.
Đa số các vi trùng đều có vai trò quan trọng để hổ trợ sự sống của con người theo một cách nào đó. Nhưng thật không may, một số vi trùng có thể nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra các bệnh dịch.
✨ KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỀ CHẤT LƯỢNG
✨ CHÚNG TÔI CẠNH TRANH BẰNG TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ
✨ ĐÁP ỨNG MỌI YÊU CẦU VỀ TIẾN ĐỘ
✨ NHÂN VIÊN CÓ BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI
Vi trùng xâm nhập cơ thể chúng ta như thế nào?
Rất nhiều lý do ốm bệnh của con người là do vi trùng gây ra hoặc virus. Để tạo ra bệnh tật, các vi trùng này phải tìm được cách để xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Các cách thông dụng mà vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể của chúng ta bao gồm:
- Vết thương hở do vết cắt và vết mổ
- Vết thương do kim chích
- Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiểm
- Tiếp xúc gần với người bệnh
- Tiếp xúc với phân và nước tiểu của người bệnh.
- Lây bệnh khi gặp người ốm hắt xì hoặc ho
- Tiếp xúc không trực tiếp, với các bề mặt bị ô nhiểm như bệ bồn cầu, đồ chơi, tả lót, quần áo bẩn.
Rửa tay
Rửa tay là công việc cực kỳ quan trọng để ngăn chặn virus phát tán khi chúng ta vệ sinh làm sạch.
Chúng ta mang hàng triệu vi trùng trên bàn tay, đa số là vô hại, nhưng một trong số chúng là nguyên nhân gây bệnh như bệnh cúm, ho, tiêu chảy. Một số các vi trùng này có thể gây ra các bệnh chết người, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già, nhất là những người đang ốm bệnh.
Chúng ta có thể loại bỏ vi trùng ra khỏi các vật thể, như tay nắm cửa hoặc tay vịn cầu thang do những người không rửa tay sạch sẽ chạm vào. Hãy suy nghĩ về những vật mà bạn chạm vào hàng ngày và bao nhiêu người đã chạm vào trước bạn.
Nhớ rằng cơ thể chúng ta, bàn tay, quần áo chứa rất nhiều vi trùng. Mỗi ngày khi chúng ta đi làm sẽ làm mang theo rất nhiều vi trùng và là nguy cơ truyền bệnh tới rất nhiều người, đặc biệt là khi chúng ta làm việc trong các môi trường như bệnh viện, cơ sở dưỡng lão. Do vậy cần phải rửa tay sạch sẽ khi:
- Sau khi đi vệ sinh xong
- Trước khi ăn
- Sau khi ăn
- Sau khi thay găng tay bảo hộ
- Sau khi hoàn thành công việc
- Tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân và kiểm soát lây nhiễm khi làm tạp vụ văn phòng trong các cơ sở y tế và trung tâm dưỡng lão.
Vệ sinh làm sạch và vi trùng
Vệ sinh làm sạch với xà phòng và nước có thể diệt được vài vi trùng, nhưng quan trọng hơn là nó được thiết kế để làm giảm thiểu mức độ vi trùng trong các hoạt động hàng ngày ở mức an toàn.
Vai trò của nhân viên vệ sinh tạp vụ văn phòng là giảm thiểu số lượng vi trùng, từ đó giữ cho môi trường văn phòng tòa nhà được an toàn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm vệ sinh đúng cách, chúng ta sẽ có thể làm gia tăng sự phát tán của các vi trùng gây hại và làm tăng số người bị nhiễm bệnh.
Làm sao mà quy trình vệ sinh văn phòng của chúng ta có thể phát tán vi trùng và làm mọi người bị ốm?
Sử dụng các thiết bị vệ sinh bẩn thỉu và giẻ lau bẩn, cây lau nhà bẩn, nước lau nhà bẩn có thể làm phát tán sự lây nhiểm từ một phòng hoặc từ phòng vệ sinh sang các khu vực phòng ban khác. Nhân viên tạp vụ văn phòng có thể hạn chế sự lây nhiễm vi trùng nếu:
- Thay đổi khăn lau thường xuyên/ giặt khăn sau khi làm xong mỗi khu vực.
- Vắt nước hoặc thay cây lau nhà thường xuyên, thay nước lau nhà thường xuyên.
Nếu vệ sinh làm sạch một cách sai cách, hoặc vệ sinh không đúng quy trình, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiểm của các vi trùng nguy hiểm.
Nhân viên vệ sinh tạp vụ văn phòng là làm sạch, chứ không phải khử trùng
Lưu ý rằng công việc của nhân viên giúp việc tạp vụ văn phòng là làm sạch, chứ không phải là làm khử trùng. Chúng ta chỉ có giúp làm giảm số lượng vi trùng trên các bề mặt mà chúng ta đang vệ sinh làm sạch.
Chúng ta chỉ sử dụng các hóa chất khử khuẩn cho các bề mặt đặc biệt như mặt bàn bếp nấu ăn, hoặc các nơi như bệnh viện, trung tâm chăm sóc người cao tuổi hoặc các môi trường nhạy cảm khác về mặt y tế. Chúng ta không sử dụng các sản phẩm khử trùng khi làm sạch phòng vệ sinh.
Khử trùng là gì? Khử trùng được thiết kế để tiêu diệt vi trùng. Để giết vi trùng, trước tiên chúng ta phải vệ sinh các bề mặt sạch sẽ, loại bỏ các bụi đất chất bẩn trên các bề mặt. Nêu bề mặt không được sạch sẽ, quá trình khử trùng sẽ không giết chết được vi trùng.
Lưu ý quan trọng: Quá trình khử trùng cần tốn nhiều thời gian để có tác dụng. Đa số quá trình khử trùng đều cần ít nhất 10 phút trở lên để tiêu diệt vi trùng. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta chỉ đơn giản lau dọn các bề mặt với dung dịch khử khuẩn thì sẽ không tiêu diệt được hết các vi trùng.
Nguy cơ lây nhiểm bởi các vật nhọn bị bẩn hoặc kim tiêm bẩn
Các vật sắc nhọn (là các vật mà có thể đâm hoặc làm đứt da của bạn) phải có dụng cụ để gắp và thu gom, không được dùng tay trực tiếp cầm hoặc sờ.
Các khu vực mà chúng ta không nhìn thấy được, ví dụ gầm bàn, bệ bồn cầu.. tuyệt đối không được dùng tay không để chạm tay hoặc đặt tay vào. Những người hay sử dụng các vật sắc nhọn như kim tiêm thường hay dấu nó ở các khu vực ít người thấy. Nếu chúng ta đưa tay vào các khu vực đó, sẽ đặt chúng ta vào tình huống nguy hiểm bị gây thương tích và có nguy cơ lây nhiễm các bệnh tật nguy hiểm như HIV, thương hàn…
Nếu có nhân viên vệ sinh tạp vụ naò dùng tay để nhặt hoặc cầm các vật sắc nhọn và bị đâm, cần phải báo cáo lên người giám sát ngay lập tức và tìm sự hổ trợ từ các nhân viên y tế ngay lập tức. Bạn cần giữ lại các vật sắc nhọn này để xét nghiệm sau này..
Khi thùng chứa các vật sắc nhon này đã đầy 2/3 thùng, cần chuẩn bị thùng rác mới.
Hóa chất vệ sinh phòng toilet
Khi vệ sinh phòng toilet, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề của vệ sinh làm sạch thông dụng như; nước chảy và làm đổi màu vàng ố các bệ tiểu, bồn cầu, chậu rửa tay do các khoáng cặn ở trong nước; các vết rỉ sét từ các đường ống nước cũ và đồ phụ kiện trong nhà vệ sinh; nấm mốc trên các bề mặt ẩm ướt như gạch và vữa; và nguy cơ phát tán tiềm tàng một số lượng lớn nấm mốc và virus độc hại.
Điều quan trọng là chúng ta nhận ra các cách hiệu quả để vệ sinh làm sạch và khử khuẩn tất các trang thiết bị và đồ nội thất trong phòng tắm.
Váng nước và nước ố màu trong toilet và bồn tiểu đến từ các khoáng cặn trong nước.
Các làm sạch các vết khoáng cặn này tốt nhất là sử dụng các hóa chất tẩy rửa gốc axit như là dung dịch vệ sinh bồn cầu và chà xát nhẹ nhàng bằng cây lau cọ rửa bồn cầu.
Các vết rỉ sét đòi hỏi phải sử dụng các axit mạnh hơn để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn này. Nhân viên tạp vụ văn phòng cần phải sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như mặt nạ phòng độc, găng tay, ủng cao su nhằm ngăn ngừa axit bắn vào tay chân và ngửi phải hơi độc hại của axit.
Nấm mốc được loại bỏ một cách rất hiệu quả với thuốc tẩy Clo. Tuy nhiên thuốc tẩy Clo có mùi hăng rất mạnh và có thể phản ứng với các hóa chất khác tạo nên các hỗn hợp khí gas nguy hiểm. Do vậy hóa chất Clo bị hạn chế và cấm sử dụng ở nhiều nơi. Các nấm mốc có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng các dung môi axit nhẹ (dung dịch tẩy rửa bồn cầu) và chùi rửa nhẹ nhàng bằng khăn lau nhám nhẹ.
Sàn nhà bẩn đòi hỏi phải được làm sạch bằng dung dịch vệ sinh sàn nhà. Cần phải chờ một khoảng thời gian để sàn khô ráo trước khi cho phép người đi vào phòng toilet. Nếu sàn nhà vẫn ướt, nó sẽ dễ hấp thu bụi bẩn từ giày dép và nhanh chóng bị bẩn lại.
Pha trộn các hóa chất
Tuyệt đối không pha trộn các hóa chất với nhau. Không bao giờ trộn thuốc tẩy Clo với chất tẩy rửa khác và đặc biệt không bao giờ trộn thuốc tẩy Clo với chất tẩy rửa có tính axit vì nó sẽ tạo ra khí Clo độc hại.
Mùi hôi của phòng vệ sinh xuất phát từ đâu?
Rất nhiều nhân viên tạp vụ văn phòng hiểu sai nguồn gốc mùi hôi dai dẵng của toilet. Việc không xử lý dứt điểm mùi hôi phòng vệ sinh có thể dẫn đến khiếu nại của khách hàng và khiến dịch vụ vệ sinh văn phòng tại Đà Nẵng trông không chuyên nghiệp.
Hầu hết các mùi hôi của phòng vệ sinh đến từ các ống cống thoát nước hoặc ống thông nước tiểu. Các phương pháp vệ sinh làm sạch hiện đại hạn chế sử dụng nước, ống xi phông hình chữ U sau 1 thời gian bị khô nên làm thoát hơi thối ra ngoài. Biện pháp đơn giản là đổ vào ống thoát nước vài lít nước mỗi tuần.
Ngoài ra, bồn tiểu sau một thời gian thì sẽ làm các cặn nước tiểu bám lại vào thành ống, để loại bỏ sự tích tụ của cặn nước tiểu, cần phải tháo nắp cống ra và dùng nước tẩy rửa và cây cọ bồn cầu để làm sạch nắp cống thoát nước và đường ống thoát nước của bồn tiểu.
Quy trình vệ sinh phòng toilet (WC)
Dưới đây là quy trình vệ sinh phòng toilet của công ty tạp vụ văn phòng Đà Nẵng SONGANHHYG, áp dụng cho các nhân viên làm vệ sinh văn phòng hàng ngày tại các doanh nghiệp. Công việc bao gồm kiểm tra và duy trì vệ sinh của phòng toilet, bổ sung thêm giấy vệ sinh và xà phòng, sắp xếp gọn gàng lại phòng WC sau khi đã làm sạch.
Kiểm tra phòng WC
Lưu ý: Để phòng tránh sự lây nhiểm, phải dùng khăn lau riêng biệt cho từng khu vực toilet và nhà vệ sinh.
Nhân viên tạp vụ văn phòng kiểm tra phòng tắm để phát hiện các mối nguy hại về sức khỏe và an toàn bao gồm:
- Các vật sắc nhọn: Kiểm tra đằng sau toilet và bể nước với cây gắp đồ. Tuyệt đối không đặt tay vào nơi mà bạn không thể nhìn thấy.
- Chất thải của con người: Máu, mủ, phân
- Nước rò rỉ: Dưới bồn cầu, toilet, chậu rửa, vòi xịt nước..
- Các lỗi thiết bị điện tử: Công tắc đèn bị vỡ, bóng đèn, dây điện bị rò. Báo cáo nhân viên cơ điện ngay lập tức, không được làm việc trong khu vực bị rò điện vì nguy cơ bạn bị điện giật.
- Các mảnh vỡ: gương, kính, và các loại sắc nhọn khác
- Nhân viên tạp vụ cần phải báo cáo các hư hỏng và rơi vỡ ngay lập tức.
Nhân viên vệ sinh khảo sát phòng vệ sinh
Trước khi vệ sinh làm sạch phòng WC, nhân viên vệ sinh cần phải khảo sát (nhìn qua và lên kế hoạch vệ sinh) khu vực. Là một phần của kế hoạch vệ sinh, nhân viên tạp vụ không được bao giờ đóng cửa phòng vệ sinh để lau chùi dọn dẹp, đặc biệt trong các thời điểm như là giờ ăn trưa.
Nhân viên tạp vụ văn phòng phải làm các công việc sau:
- Kiểm tra nhà vệ sinh đang không có người trong đó. Nếu có người, nhân viên phải chờ đến khi họ ra khỏi phòng WC.
- Đặt biển báo trước cửa ra vào nhà vệ sinh để mọi người biết và chờ trong vòng 10 phút.
- Rửa tay sạch sẽ, sau đó đeo găng tay cao su vào.
Nhân viên tạp vụ văn phòng chuẩn bị sẵn các dung dịch tẩy rửa, vật tư và thiết bị để làm sạch nhà vệ sinh, bao gồm:
- Các hóa chất tẩy rửa trung tính, dung dịch vệ sinh kính, dung dịch vệ sinh bồn cầu.
- Bao đựng rác mới
- Khăn lau và khăn Microfibre
- Cây lau nhà và xô vắt nước.
Nhân viên vệ sinh lau chùi bồn cầu và bồn tiểu
- Việc đầu tiên là đổ chất tẩy rửa bồn cầu xung quanh và bên trong mỗi bồn cầu, bồn tiểu. Để chờ một thời gian, trong lúc đó tiếp tục dọn dẹp nhà vệ sinh và tiếp tục với các công việc lau chùi khác.
- Thay thế các cuộn giấy vệ sinh, làm sạch các vách ngăn và giá chứa giấy vệ sinh.
- Luôn kiểm tra phía sau cửa nhà vệ sinh, vì khách hàng của mình luôn nhìn vào phía sau cửa khi họ ngồi trong nhà vệ sinh.
- Lau bệ bồn cầu, lau nắp bồn cầu, chân bồn cầu. Sử dụng khăn lau để lau từ các khu vực sạch nhất đến khu vực bẩn nhất. Lau từ trên cao đến xuống thấp, đó là quy trình lau bồn cầu để làm giảm sự lây nhiễm của các chất bẩn và vi trùng gây bệnh.
- Sau khi dọn dẹp sạch sẽ bồn cầu, dùng bàn chải để cọ rửa bên trong bồn cầu và ống xi phông chữ U. Bằng cách xoay bàn chải theo vòng tròn, sẽ tránh được nước bắn tung tóe xung quanh, sau khi lau sạch xong, xã nước để bồn cầu sạch hoàn toàn.
Nhân viên tạp vụ văn phòng lau gương và chậu rửa tay
- Đổ đầy xà phòng rửa tay và khăn tay vào hộp. Việc này phải hoàn thành đầu tiên vì nếu xà phòng nhỏ giọt rơi ra ngoài, nhân viên vệ sinh sẽ làm sạch nó khi dọn dẹp lau chùi chậu rửa tay và kệ bàn.
- Làm sạch gương kính bằng khăn vải sợi không xơ với dung dịch vệ sinh kính, lưu ý các góc phải được lau chùi sạch sẽ. Làm sạch và lau chùi xung quanh bệ rửa tay với dung dịch vệ sinh thích hợp. Lau sạch vòi nước và bình đựng xà phòng. Sau đó lau lại bằng khăn khô.
- Lưu ý phải làm sạch vòi phun của bình đựng xà phòng và nút nhấn. Đó là nơi bẩn nhất vì mọi người sau khi đi vệ sinh xong sẽ chạm vào đó đầu tiên.
- Làm sạch tất cả các bề mặt hay tiếp xúc như vòi nước, máy sấy tay, hộp đựng khăn giấy, bình đựng xà phòng, nút xả nước bồn cầu vì đó là nơi được mọi người chạm vào khi đi vệ sinh.
Nhân viên vệ sinh thu gom và loại bỏ rác
- Thu gom đổ rác trong thùng rác
- Vệ sinh sạch sẽ thùng rác
- Thay thế bao rác mới nếu bị bẩn.
Sắp xếp lại nhà vệ sinh
- Bảo đảm không còn vệt trên gương, tường hoặc cửa ra vào, vòi nước và vòi xịt được lau chùi sáng bóng.
- Bảo đảm các vật tư tiêu hao của nhà vệ sinh như xà phòng, khăn giấy, giấy vệ sinh đã đươc thay thế.
- Xịt nước thơm và khử mùi trong phòng toilet
Lau sàn nhà vệ sinh
- Sàn nhà được lau chùi sau cùng bởi vì nếu sàn ướt sẽ để lại dấu chân trong quá trình dọn dẹp làm sạch.
- Vắt khô cây lau nhà càng nhiều càng tốt để sàn khô nhanh
- Sàn nhà phải sạch sẽ và không để lại các vệt nước khi đã lau xong
- Thay thế cây lau nhà và xô nước lau sàn thường xuyên
- Nếu có nhiều người đang chờ sử dụng WC thì có thể sử dụng cây lau nhà khô để làm khô sàn nhà nhanh chóng
Các khu vực thường bị bỏ quên ở nhà vệ sinh
Khi xem xét chất lượng vệ sinh WC, chúng ta nên suy nghĩ về việc làm sạch nhà vệ sinh và những gì khách hàng họ sẽ thấy và chạm vào khi họ sử dụng WC. Trên cái nhìn này, chúng tôi liệt kê ra các khu vực trong nhà vệ sinh thường hay bị bỏ qua hoặc không được làm sạch theo các tiêu chuẩn yêu cầu:
- Toilet – Làm sạch bên dưới bệ bồn cầu, phía sau bồn cầu.
- Toilet – Lau sạch xung quanh chân bồn cầu
- Bồn tiểu – Lau sạch bên dưới của bồn tiểu
- Bồn tiểu – Loại bỏ nước hoặc vết rỉ sét ra khỏi dòng nước chảy
- Tường – Lau sạch các vết lau trên tường với một miếng vải ẩm.
- Vách ngăn nhà vệ sinh – Làm sạch các dấu bản và bụi phía trên vách ngăn
- Bàn đặt lavabo – Làm sạch và loại bỏ các cặn bẩn và ố màu của nước và cặn bẩn xà phòng
- Gương – Làm sạch phía trên của gương và các cạnh
- Sàn nhà – Làm sạch các chi tiết xung quanh bồn tiểu, có thể phải sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính axit mạnh và bàn chải.