Khi bạn bỏ nhiều chi phí để đầu tư sơn sàn epoxy cho sàn nhà xưởng của mình, bạn mong chờ sàn epoxy sẽ hoạt động tốt và kéo dài trong nhiều năm. Nhưng ngoài kỳ vọng của bạn, chỉ sau vài tuần thi công sơn sàn epoxy, bạn bắt đầu thấy các lớp bong bóng hoặc phồng rộp lan rộng trên bề mặt của lớp sơn epoxy.
Các công trình sàn nền nhà xưởng, tầng hầm sau khi thi công sơn epoxy xong, có một số bị phồng rộp, nổi bong bóng mặc dù đã xử lý nhiều cách vẫn không hết và đây là vấn đề khá phổ biến. Với kinh nghiệm hơn 10 năm thi công sơn epoxy tại Đà Nẵng, SONGANHHYG đưa ra các nguyên nhân và các phương án giải quyết xử lý khắc phục triệt để vấn đề phồng rộp của sơn epoxy như sau.
✨ Giảm giá 15% tất cả các dịch vụ!
✨ Tặng một Voucher trị giá 300000 VNĐ
✨Tặng một CHAI HOÁ CHẤT TẨY BẨN (hoặc tương đương) miễn phí kèm theo cho tất cả các đơn hàng!
0905751566Lưu ý: Áp dụng cho đơn hàng có giá trị từ 1 triệu VNĐ
Sàn epoxy bị bong rộp là gì?
Sau thi thi công, lớp sơn epoxy tạo thành một lớp màng polime kín khí trên bề mặt sàn, do vậy, nếu bên dưới sàn có hơi ẩm hoặc không khí, dưới sự thay đổi của thời tiết, sẽ làm giản nỡ khí và tìm cách thoát ra trên bề mặt. Do bề mặt sàn kín khí nên sẽ tạo ra các chổ phồng rộp do không khí muốn thoát ra, tạo thành các bong bóng khí trên bề mặt sàn.
✨ LÀM ĐẾN KHI VỪA Ý
✨ GIÁ PHÙ HỢP ĐỂ LÀM LÂU DÀI
✨ CHĂM CHỈ VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM
✨ NHÂN VIÊN CÓ BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI
Hậu quả của việc sàn epoxy bị phồng rộp
Sàn epoxy bị phồng rộp thì trước hết sẽ làm các bề mặt sàn bị xấu, chướng mắt, không có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra còn dễ bong tróc, tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng và có tuổi thọ ngắn. Với các sàn nhà xưởng có yêu cầu cao về tính chống tĩnh điện, phòng sạch, kháng khuẩn thì sàn epoxy bị bong tróc sẽ tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro về mất an toàn trong kháng tĩnh điện, cũng như dễ thấm hóa chất, rêu mốc.
Nguyên nhân gây ra phồng rộp màng sơn epoxy
Mặc dù các vết phồng rộp, bong tróc, nổi bong bóng có thể trông giống nhau (mặc dù khá chướng mắt), nhưng nguyên nhân khá khác nhau. Hiện tượng sàn epoxy bị phồng rộp có tính thẩm thấu do lớp bề mặt phủ sơn epoxy liên tục tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao sẽ có khả năng bị phồng rộp cao nhất. Nguyên nhân là do chính sàn bê tông, hơi nước bay lên qua be tông xốp từ mặt đất hoặc là một phần của quá trình đóng rắn.
Các dung môi bị pha tạp chất hoặc nước muối, hoặc sự chênh lệch nhiệt độ của bề mặt lớp sơn phủ epoxy trong quá trình thi công cũng có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng do sàn epoxy bị phồng rộp khi các hóa chất này phản ứng với sơn epoxy và tạo ra áp suất hơi bên dưới lớp sơn, gây ra bong bóng khí.
Các bong bóng khí này thường được hình thành trong quá trình thoát khí của nền bê tông nhưng bị lớp epoxy ngăn cản lại. Thông thường sự thoát khí này xảy ra khi lớp epoxy đóng rắn lại và có sự thay đổi nhiệt độ trong phòng. Do sự thay đổi này, các bong bóng trong các lớp epoxy hình thành, tăng lên và mở rộng cho đến khi chúng bám chặt vào bề mặt.
Một loại bong bóng thứ, gọi là mắt cá, có thể hình thành khi có cặn silicon, dầu hoặc mỡ trên bề mặt sàn. Khi lớp phủ epoxy được phủ lên các chất này và nhiệt độ trong phòng tăng lên, epoxy sẽ phản ứng với dầu mỡ dư và dẫn đến biến dạng mắt cá.
Ngoài sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm tăng lên có thể sẽ khiến lớp sơn epoxy không được đông kết đúng cách, dẫn đến bong bóng hoặc thậm chí không thể kết dính với sàn, đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra hiện tượng phồng rộp trên sàn epoxy.
Lý do màng sơn epoxy bị phòng rộp, bong tróc, nổi bong bóng thì có nhiều nguyên nhân, chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân chính như dưới đây:
- Do thợ sơn vệ sinh không kỹ bề mặt trước khi sơn, bề mặt sàn chưa được làm sạch, chưa được hút nước kỹ, vẫn còn độ ẩm cao. Hoặc vẫn còn các rác thải trên bề mặt chưa được quét dọn sạch.
- Thi công vào thời điểm trời nồm, lúc này hơi ẩm trong không khí bị hút hết vào trong sàn bê tông, tới khi thời tiết trở lại bình thường thì hơi ẩm không thoát ra được, sàn bị đổ mồ hôi, do vậy tạo ra các bong bóng khí và làm sàn bị bong, phồng rộp.
- Thi công sơn sàn epoxy trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao.
- Lớp sơn lót không được thi công kỹ, dẫn đến lớp sơn epoxy phủ không bám chắc vào nền bê tông, dẫn đến bị bong rộp.
- Thi công lớp sơn phủ quá dày dẫn đến đóng rắn không đều.
- Mặt bằng sàn bê tông chưa được mài kỹ, còn nhiều lỗ nhỏ hoặc bọng rỗng, thi công sơn epoxy lên sẽ mất độ bám dẫn đến bị bong nhanh chóng.
- Sàn bê tông có mác thấp, quá xốp, làm hơi nước bị bốc hơi từ nền lên.
- Thi công sơn sàn epoxy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, do hiệu ứng nhà kính, không khí ở lớp dưới bị nóng dẫn dến giãn nở làm đẩy lớp màng phía trên.
- Sàn bê tông không được lót bạt hay ni long chống ẩm đúng quy cách. Thi công sơn epoxy lúc sàn còn ẩm, chưa khô hoàn toàn. Công tác chống thấm ngược chưa được làm triệt để.
Giải quyết triệt để màng sơn epoxy bị phồng rộp
Theo chuyên gia Bình Minh, cách giải quyết triệt để sàn bị hiện tưởng thẩm thấu ngược do công tác chống ẩm trước khi đổ sàn nền chưa đảm bảo. Khắc phục thì chỉ có cách bóc hết chỗ sơn hư hại rồi làm vữa chống ẩm tầm 2-3mm sau đó sơn lên. Nếu mức độ ẩm không quá 8% thì sơn PU ciment khoảng 4mm cũng giải quyết được. Thông thường trước khi công tác đổ sàn nền bê tông ( các công nghiệp xây dựng ở các khu đất cũ trước đây là đồng ruộng có nhiều nguồn mạch nước ) nhưng chỉ trải lót 1 lớp nilon mỏng ( giải quyết được khâu chống mất nước bê tông ) nhưng không giải quyết triệt để khâu ngăn ẩm ( nilon/vải địa mỏng, giằng sắt thép đâm xuyên thủng, có thể bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông, địa chất yếu sụt lún làm nilon rách phía dưới…) hơi nước dưới lòng đất sẽ theo các mao mạch trong bê tông đi lên ( do nhiều vật liệu khác nhau như đá-cát-xi măng… kết hợp tạo thành bê tông nền không đồng nhất, màng sơn phủ bịt kín trên bề mặt bê tông sẽ bị hơi ẩm phá huỷ lớp chân bám gây ra hiện tượng bong tróc toàn sàn. Trước khi đổ bê tông bên trải 2-3 lớp nilon vuông góc hoặc có điều kiện đổ trước đó 1 lớp bê tông lót. Không xử lý triệt để thì sơn đi sơn lại nhiều lẫn vẫn bong tróc. Cho dù là sơn tự phẳng dày 2-3mm.
Để kiểm tra độ ẩm của sàn nhằm giải quyết triệt để sàn epoxy bị bong rộp thì dùng máy đo độ ẩm để kiểm tra. Sàn bị thấm ngược nó khác sàn bị nồm hay hơi ẩm. Cần làm vữa chống ẩm trước khi sơn. Ví dụ như MasterTop 542 ECC của Master Builders Solutions.
Ngoài ra cũng có một số giải pháp giải quyết khác, tuy nhiên chi phí cao hơn đổ lại bê tông. Vữa chống thấm ngược trung bình khoảng 550k/m2 hoàn thiện với độ dày 3mm. Đắt nhưng không phải nâng Cos sàn nền nếu thiết bị máy đã định vị chân. Đổ bù bê tông thì chi phí thấp hơn nhưng tăng Cos sàn nền.
Theo chuyên gia Ngô Thanh Hải:
Dịch vụ thi công sơn sàn epoxy tại Đà Nẵng
Nếu khách hàng có nhu cầu thi công sơn sàn epoxy, vui lòng liên hệ SONGANHHYG, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thi công sơn sàn epoxy, chúng tôi sẽ hổ trợ khách hàng giải quyết triệt để từ đầu các vấn đề có thể phát sinh với sàn epoxy của bạn. Tất cả thợ thi công sơn epoxy của chúng tôi đều được đào tạo và huấn luyện định kỳ nhằm bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn tốt nhất. Chúng tôi bảo đảm không sử dụng nhà thầu phụ có thể không ý thức được các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình thi công sơn epoxy. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm giải pháp sàn công nghiệp có hiệu suất cao, lâu dài, hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao, hãy gọi ngay cho SONGANHHYG. Chúng tôi có thể khảo sát hệ thống sàn nhà xưởng hiện tại của bạn và đưa ra các giải pháp sửa chữa bất kỳ vấn đề nào và đưa sàn epoxy của bạn trở lại trạng thái tốt nhất.